Báo Phụ nữ Mới có bài: “Dược liệu vàng” chỉ mọc trên đất Chúa

5 (100 %) 1 votes

“Đại Việt đệ nhất danh Sâm” đó là tên gọi của sâm báo, loài sâm quý được sử sách lưu lại. Đây là cây dược liệu quý dùng để dâng Vua, Chúa.

Đặc sản tiến Vua, dâng Chúa

Loài sâm này trước kia chỉ mọc ở núi Báo làng Bồng Thượng (xã Vĩnh Hùng – Vĩnh Lộc), qua thời gian những gốc sâm báo tự nhiên dần cạn kiệt, đến nay tỉnh Thanh Hóa và công ty TRISO đã chú trọng  để phục hồi, bảo tồn và phát triển loài cây được ví như “dược liệu vàng” này đến nay đã thu được nhiều kết quả, mở ra hướng phát triển mới cho cây Sâm trên đất vua Hồ.

Sách “Thanh Hóa tỉnh, Vĩnh Lộc huyện chí” của Lưu Công Đạo viết: “Nước Nam có nhiều Sâm, chỉ có sâm đất Biện Thượng (còn gọi là Bồng Thượng) công hiệu hơn hẳn các nơi khác. Dùng nhân sâm ở núi Báo có nhiều hiệu nghiệm kì lạ”. Từ những năm 1400, thời vua Hồ, chúa Trịnh, loại dược liệu quý sâm Báo được dùng để dâng Vua, tiến Chúa.

Loại dược liệu quý sâm Báo xưa được dùng để dâng Vua, tiến Chúa

Sâm Báo là cây thân thảo sống nhiều năm, cao từ 30 đến 50 cm, rễ củ có hình trụ có màu trắng nhạt dài từ 15 đến 40 cm, thân cành có thể mọc đứng cũng có khi bò lan tỏa ra mặt đất, cành có hình trụ, lá mọc so le dưới gốc, lá có hình trái tim. Hoa của loài sâm này có hai dạng màu đỏ hoặc màu vàng khác gốc, cuống hoa dài.

Quả hình trứng nhọn, có khía dọc, khi quả chín các khía nứt ra thành 5 mảnh, hạt có thể bung ra để thực hiện phân bố tự nhiên, hạt hình thận màu nâu đen. Loài sâm quý này thường mọc vào đầu xuân từ tháng 1 đến tháng 3 và tàn lụi vào mùa đông, hoa của loài này ra làm hai đợt trong năm, củ sâm được thu hoạch từ tháng 12 đến tháng 1 khi cây đã tàn lụi. Cây Sâm báo là cây ưa sáng, ưa ẩm, thích hợp với đất nhiều mùn, tơi xốp, cây phát triển mạnh trong mùa mưa ẩm.

Theo Đông y, sâm Báo có vị ngọt nhạt, tính bình, vào kinh tỳ phế có nhiều tác dụng như: bổ mát, nhuận phế, dưỡng tâm, sinh tâm dịch, trị ho, sốt nóng, phổi yếu, chữa kinh nguyệt không đều; dùng ngoài lấy lá và hoa xát chữa ghẻ ngứa; hỗ trợ điều trị mất ngủ, kém ăn và đau lưng; sao với gạo thì tính ấm bổ tỳ vị giúp tiêu hóa tốt; hỗ trợ điều trị bệnh táo bón, ho kèm sốt nóng, người mệt mỏi khó chịu, bồi bổ sức khỏe cho những người suy nhược cơ thể, gầy yếu, những bệnh nhân mới ốm dậy, chữa bệnh phổi, thông tiểu tiện…

Loài sâm quý này thường mọc vào đầu xuân từ tháng 1 đến tháng 3

Tất cả những công dụng tuyệt vời của loài sâm quý này đã được khoa học chứng minh. Từ năm 1995 trở lại đây, ngành Y tế Thanh Hóa phối hợp với viện Dược liệu thực hiện nhiệm vụ bảo tồn onfarm cây Sâm báo tại xã Vĩnh Hùng (huyện Vĩnh Lộc), từng bước nghiên cứu loài sâm này trở thành cây trồng trọt, thoát khỏi nguy cơ cạn kiệt. Hiện nay kĩ thuật sản xuất hạt giống Sâm báo có chất lượng tốt đảm bảo phục vụ cho nhu cầu sản xuất dược liệu đã được nghiên cứu thành công mở ra hướng phát triển mới cho “cây dược liệu vàng” trên đất vua chúa nay.

Phát triển cây Sâm báo theo hướng GACP – WHO

Những năm trước, loài cây này mọc nhiều nhưng do nhu cầu sâm cao nên người dân nơi đây khai thác ồ ạt, không có ý thức bảo tồn khiến loài cây này  đang có nguy cơ cạn kiệt.

Ngày 22/10/2018, chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa kí quyết định phê duyệt Dự án phát triển cây Sâm báo ở xã Vĩnh Hùng giao cho Công ty Cổ phần Dược liệu Triệu Sơn (trực thuộc tập đoàn TRISO GROUP). Dự án này có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và du lịch ở địa phương.

Ông Tào Quang Thiệu, Trưởng phòng nông nghiệp huyện Vĩnh Lộc cho biết: “Tiềm năng phát triển loài sâm quý trên đất Vĩnh Hùng là rất lớn nhất là mọi điều kiện thổ những ở đây phù hợp để trồng và chăm sóc giống sâm quý này. Thời gian tới huyện cũng sẽ tạo mọi điều kiện để phía công ty có thể áp dụng quy trình sản xuất giống Sâm quý này và không ngừng mở rộng diện tích trồng sâm, đồng thời xây dựng kế hoạch phát triển thương hiệu Sâm báo gắn với quảng bá du lịch tại địa phương”.

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đến thăm gian hàng bộ sản phẩm Sâm báo của Công ty Cổ phần Dược liệu Triệu Sơn

Năm 2019, Công ty Cổ phần Dược liệu Triệu Sơn đã trồng được 2,5ha Sâm báo năng suất đạt 3 tấn /ha, thu hoạch được 7,5 tấn theo giá bán bình quân trên thị trường là 150.000 đồng/kg sâm tươi thì doanh thu đạt 1 tỷ đồng. ngoài ra công ty còn chế biến các sản phẩm như: nước ép bổ dưỡng, trà Sâm báo, rượu Sâm báo…Ngoài ra việc gắn chuỗi giá trị vào trồng loại cây dược liệu này còn tạo điều kiện cho 20 lao động ở địa phương với thu nhập trên 6 triệu đồng/người/tháng.

“Năm 2020 này phía công ty đang dự kiến sẽ mở rộng diện tích trồng lên 9ha bằng cách liên kết với các hộ dân trong vùng, phía công ty đầu tư giống, phân bón và một phần tài chính, hỗ trợ về mặt kĩ thuật sau đó sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm Sâm báo cho nhân dân”, anh Thiều Đình Hùng, Công ty Cổ phần Dược liệu Triệu Sơn (trực thuộc tập đoàn TRISO GROUP) cho biết.

Với việc triển khai thực hiện dự án trồng cây Sâm Báo trên đất Vua Hồ đã góp phần đưa cây Sâm quý này về lại với cội nguồn để Sâm báo trở thành niềm tự hào của người dân Thanh Hóa, được lãnh đạo địa phương và cả doanh nghiệp kì vọng trở thành thương hiệu Sâm nổi tiếng góp phần quảng bá hình ảnh của xứ Thanh đến với khách hàng trong và ngoài nước.

Xem thêm thông tin chi tiết tại: http://phunumoi.net.vn/duoc-lieu-vang-chi-moc-tren-dat-chua-d215252.html

Bài viết liên quan

scrolltop