Báo Tầm nhìn đưa tin: Huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa): Khôi phục và nuôi trồng thành công “Đại Việt đệ nhất danh sâm”

5 (100 %) 1 votes

Chiều ngày 21/04/2021, UBND huyện Vĩnh Lộc đã phối hợp cùng Công ty Cổ phần Dược Liệu Triệu Sơn tổ chức Hội thảo khoa học Đánh giá kết quả mô hình trồng cây Sâm Báo thương phẩm tại huyện Vĩnh Lộc.

Theo các tài liệu khoa học, Sâm Báo là loài sâm mọc trên núi Báo ở làng cổ Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, xưa được gọi là “Đại Việt đệ nhất danh sâm”, là loại dược liệu quý để Dâng Vua, Tiến Chúa từ những năm 1400 thời vua Hồ, chúa Trịnh. Củ Sâm Báo tác dụng tăng lực, chống yếu sức, dùng cho người có sức khỏe suy nhược, gầy yếu….

Qua khảo sát thị trường cho thấy, cây Sâm Báo đang là cây dược liệu có nhu cầu tiêu thụ rất lớn trên tỉnh Thanh Hóa và thị trường trong nước. Có nhiều doanh nghiệp đã đầu tư sản xuất, kinh doanh với sản lượng tiêu thụ hàng năm từ 20 - 30 tấn dược liệu Sâm Báo.

Trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc, từ rất lâu cây Sâm Báo được các hộ dân tại xã Vĩnh Hùng bảo tồn, gieo trồng với mục đích để sử dụng trong gia đình với quy mô diện tích manh mún, nhỏ lẻ.

Nhận thấy lợi thế, tiềm năng và lợi ích mang lại từ cây Sâm Báo ngày 22/10/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký quyết định phê duyệt Dự án phát triển cây Sâm Báo ở xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc.

Sâm Báo là loài sâm mọc trên núi Báo ở làng cổ Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, xưa được gọi là “Đại Việt đệ nhất danh sâm”, là loại dược liệu quý để Dâng Vua, Tiến Chúa

Theo đó, Công ty CP Dược Liệu Triệu Sơn (Trực thuộc Triso Group) được UBND tỉnh Thanh Hoá lựa chọn là đơn vị có đủ năng lực, tiêu chuẩn để thực hiện dự án. Sau 2 năm triển khai, Dự án phát triển cây Sâm Báo đã đạt được những thành quả tích cực, mô hình khôi phục và nuôi trồng cây Sâm Báo hơn 10ha tại huyện Vĩnh Lộc được các nhà khoa học đánh giá cao.

Phát biểu kết luận tại Hội thảo, ông Lữ Minh Thư, Bí thư Huyện ủy Vĩnh Lộc ghi nhận: “Bằng những nỗ lực và đầu tư nghiêm túc, sau hơn 2 năm triển khai mô hình khôi phục và nuôi trồng Sâm Báo hơn 10ha tại Vĩnh Lộc được các nhà khoa học đánh giá đã vận hành ổn định với diện tích ngày càng mở rộng, sâm báo phát triển tốt cho thành phẩm đạt chất lượng cao.

Dự án đã không chỉ mang trên mình sứ mệnh bảo tồn những câu chuyện, di tích lịch sử thời vàng son mà còn giúp các hộ nông dân tại 2 xã Vĩnh Hùng và xã Vĩnh Hưng có công ăn việc làm ổn định, đời sống được nâng cao. Từ đó mở ra nhiều cơ hội phát triển mới cho huyện về kinh tế và xã hội. Những thành công bước đầu này sẽ là tiền đề cho ra đời những sản phẩm chất lượng cao từ sâm báo phục vụ người dân trong ngoài nước. Đây hứa hẹn trở thành niềm tự hào, nguồn sáng kinh tế mới của xứ Thanh nói chung và huyện Vĩnh Lộc nói riêng”.

Sau đây là một số hình ảnh tại buổi Hội thảo:

Xem thông tin chi tiết tại: https://tamnhin.trithuccuocsong.vn/huyen-vinh-loc-thanh-hoa-khoi-phuc-va-nuoi-trong-thanh-cong-dai-viet-de-nhat-danh-sam-101931.html

Bài viết liên quan

scrolltop