Hãy để lại số điện thoại để nhận tư vấn
Trong dòng chảy lịch sử của dân tộc, Thanh Hóa là vùng đất của nhiều triều đại quân chủ phong kiến; là đất “thang mộc” của các bậc quân vương vua Hồ, chúa Trịnh. Đây còn là mảnh đất với nhiều sản vật quý hiếm. Trong số ấy có thể kể đến sản vật Sâm Báo dùng để “Dâng Vua Tiến Chúa” ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Do biến động lịch sử, Sâm Báo dần mai một, thất truyền. Những tưởng loài sâm cổ này sẽ rơi vào quên lãng cùng vua chúa thời xưa nhưng rồi Sâm Báo đã chứng tỏ sức sống tiềm tàng của nó khi vẫn sinh tồn, giữ được đặc tính quý hiếm của một loài sâm quý. Theo các nhà khoa học, Sâm Báo có tính bình, sinh tâm dịch… giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, người suy nhược cơ thể, mới ốm dậy….
Ngày 22/10/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký quyết định phê duyệt Dự án phát triển cây Sâm Báo ở xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc giao cho Công ty Cổ phần Dược liệu Triệu Sơn (Trực thuộc Tập đoàn Triso). Dự án này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và du lịch tại địa phương cũng như toàn tỉnh Thanh Hóa.
Sau 2 năm triển khai, kết quả mô hình trồng cây Sâm Báo thương phẩm tại huyện Vĩnh Lộc đã đạt được những thành quả đáng tự hào. Và Hội thảo khoa học đánh giá kết quả mô hình trồng cây Sâm Báo thương phẩm tại huyện Vĩnh Lộc sắp tới là một sự kiện quan trọng trong quá trình triển khai dự án phát triển và bảo tồn cây Sâm Báo.
Sự kiện nhằm đánh giá đánh giá kết quả mô hình trồng trồng cây Sâm Báo thương phẩm tại huyện Vĩnh Lộc sau 2 năm triển khai; Góp ý hoàn thiện quy trình trồng, chăm sóc cây Sâm Báo thương phẩm tại huyện Vĩnh Lộc; Khẳng định giá trị của Sâm Báo trong giai đoạn hiện nay và phát triển sản phẩm từ Sâm Báo đối với phát triển KT-XH, tạo lập sản phẩm du lịch trên địa bàn huyện. Đề ra các giải pháp nhân rộng mô hình trồng cây Sâm Báo thương phẩm tại huyện Vĩnh Lộc. Thời gian: Ngày 23/4/2021 Địa điểm: Trung tâm Hội nghị huyện Vĩnh Lộc.
Tham gia Hội Thảo có sự góp mặt có nhiều các nhà khoa học, Giáo sư, Tiến sĩ đầu ngành như:
TS. Đồng Thị Kim Cúc - Nghiên cứu viên cao cấp, Phó Giám đốc Trung tâm thực nghiệm sinh học NN công nghệ cao, Viện di truyền nông nghiệp; PGS-TS. Đinh Ngọc Thức, PTP quản lý Khoa học, Trường ĐH Hồng Đức; TS. Mai Thành Luân - Khoa Nông Lâm Trường Đại học Hồng Đức; TS. Lê Đình Sơn- Nguyên Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa; Nguyên Chủ tịch liên hiệp các Hội khoa học tỉnh… Ths. Lê Hùng Tiến - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu dược liệu Bắc Trung Bộ. Ths.Vũ Quang Trung - Phó Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa. Ông: Lê Anh - Phó giám đốc Trung tâm kiểm nghiệm chất lượng (Sở Y tế). Ông: Lê Văn Tiến - Trưởng phòng NN&PTNT, UBND huyện Vĩnh lộc. Ông: Lê Văn Cường - Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc. Ông: Nguyễn Chánh Tín - Đại diện hộ dân tham gia mô hình thuộc xã Vĩnh Hưng. Ông: Trịnh Văn Quyên - Đại diện hộ dân tham gia mô hình thuộc xã Vĩnh Hùng. Với 12 bài tham luận về cây Sâm Báo hứa hẹn sẽ đem lại những luận cứ khoa học uy tín, những phát hiện mới về đặc tính nuôi trồng, dược tính và tác dụng tuyệt vời của cây sâm báo với sức khỏe con người.
Hy vọng rằng, Sâm Báo sẽ trở thành thức quà mang đậm hồn cốt của xứ Thanh và đất Việt. Dự án không chỉ mang trên mình sứ mệnh bảo tồn cây sâm quý, mà còn giúp các hộ nông dân tại Vĩnh Lộc có công ăn việc làm ổn định, đời sống được nâng cao. Từ đó mở ra nhiều cơ hội phát triển mới cho huyện về kinh tế và xã hội và giúp đặc sản quê hương được nhiều người biết tới.
Chắc chắn trong tương lai không xa, Sâm Báo sẽ trở thành sản vật quốc gia được du khách trong nước và quốc tế tin dùng.